Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Cách Làm Nước Mắm Cơm Tấm Ngon

Nước mắm chính là điểm nhấn đặc biệt trong dĩa cơm sườn. Một phần nước mắm ngon sẽ góp phần tạo nên hơn vị hoàn hảo hơn, khiến người ăn thêm thích thú. Cách làm nước mắm ăn kèm cơm tấm phải hội tụ đầy đủ các yếu tố như: có một chút vị chua, ngọt, đậm đà hòa quyện vào nhau thì mới xem là đạt yêu cầu.



Nước mắm ăn kèm sẽ quyết định hương vị cho món cơm tấm

Cơm tấm là một trong những món ăn được yêu thích của người dân Nam Bộ, hương vị dân dã, dễ ăn, phù hợp để thưởng thức ở mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên, để món cơm tấm trở nên hấp dẫn, bạn cần phải có trong tay bí quyết chế biến nước nắm ăn kèm siêu đậm đà. Cách làm nước mắm chua ngọt kẹo ăn kèm với cơm tấm luôn là câu hỏi lớn cho những ai yêu thích món ăn này. Nước mắm ngon là phải mang đủ vị chua từ chanh, cay của ớt, ngọt của đường cát, thơm nồng của tỏi, tất cả hòa quyện trong sự đậm đà của nước mắm truyền thống Việt Nam. Bí quyết để có thể chế biến được phần nước mắm ngon không phải ai cũng biết, bạn phải hiểu rõ từ khâu chọn nguyên liệu, tỷ lệ gia vị và cả sự khéo léo, tỉ mỉ nữa. Nếu bạn muốn hoàn thiện hương vị cho món cơm của mình hãy bỏ tay ngay công thức chế biến nước mắm ăn kèm sau đây của chúng tôi nhé!

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng canh nước mắm (nên chọn loại nước nắm truyền thống, đậm đà, có độ đạm cao)
  • 1 muỗng canh đường
  • 1/2 muỗng canh ớt băm
  • 1/2 muỗng canh tỏi băm
  • 1 muỗng canh nước cốt chanh
  • 1 muỗng canh nước ấm

Cách làm nước mắm sệt ăn cơm tấm:


Đầu tiên, bạn lấy 1 bát nhỏ và cho đường, nước mắm vào khuấy đều. Sau đó, bắc nồi lên bếp và cho hỗn hợp nước mắm vào đun với lửa nhỏ chừng 5 phút cho cô đặc lại, tắt bếp và để nguội. Bước tiếp theo, bạn cần 1 bát nhỏ khác, cho nước ấm, nước cốt chanh, phần tỏi, ớt băm vào và khuấy đều. Thêm phần hỗn hợp mắm vào và khuấy tiếp. Thành phẩm thu được là chén nước mắm có đủ vị chua cay mặn ngọt. Cách thực hiện khá đơn giản đúng không nào?

Bí quyết để pha được nước mắm ăn cơm tấm ngon

Bạn nên thực hiện và cho thứ tự các nguyên liệu đúng như trên hướng dẫn. Vì cho chanh trước khi cho nước sôi và mắm vào tỏi ớt mới nổi lên. Tuyệt đối không thay đổi thứ tự các bước trên.

Bạn nên thực hiện bằm ớt tỏi tại nhà sẽ ngon và đẹp hơn so với loại mua xay sẵn mà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nước mắm pha chua ngọt ngon hay không là nhờ nước mắm có đậm đà và chuẩn vị hay không. Ở đây, bạn nên chọn nước mắm truyền thống có độ đạm cao để pha.

Khi đã pha xong mà muốn điều chỉnh thêm ngọt, thêm mặn, thêm chua... Bạn có thể thêm đường trực tiếp vào tô, nhưng nếu muốn thêm nước mắm hoặc chanh, bạn nên múc ra chén và cho vào chén riêng. Không cho trực tiếp vào tô vì sẽ làm tỏi ớt bị chìm hết xuống đáy làm mất thẩm mỹ tô nước mắm.

Nên gia giảm theo khẩu vị gia đình để có món nước chấm như ý và phù hợp với sức khỏe cũng như sở thích của mỗi người.


Nước mắm cơm tấm ngon là phải đủ vị chua, cay, mạn, ngọt hài hòa

Cách làm nước mắm cơm tấm không quá khó mà nguyên liệu thực hiện lại khá đơn giản nữa. Bạn chỉ cần làm theo đúng các bước trên là đã có được chén nước mắm “gây thương nhớ” cho người thưởng thức rồi. Hãy cùng vào bếp và thực hiện ngay để trổ tài nội trợ của bạn nhé! Chúc các bạn thành công!

Được đăng bởi : Đầu Bếp Á Âu https://daubepaau.puzl.com/_news/Cach-lam-nuoc-mam-com-tam/111025

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Cách Làm Chả Giò Chiên Giòn Siêu Ngon

Chả giò hải sản chiên xù là món ăn ngon và hấp dẫn để có thể dùng làm món khai vị trong các bữa tiệc.

Trong nhiều bữa tiệc tại các nhà hàng, món chả giò hải sản chiên xù được rất nhiều người yêu thích. Lớp vỏ phủ bột được chiên giòn rụm, phần nhân thơm ngon đậm vị hải sản, chấm với sốt tương ớt và mayonnaise béo béo là những điểm hấp dẫn mà món ăn này đem lại. Cách làm chả giò hải sản chiên xù không khó nên bạn có thể thử ngay tại nhà! Thực hiện nhé!



Chả giò hải sản chiên xù vàng ươm, giòn rụm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  • 250 gram mực ống
  • 250 gram tôm tươi
  • 100 gram thịt cua tươi
  • 100 gram cà rốt
  • 100 gram táo đỏ
  • 3 miếng phô mai con bò cười
  • 2 – 3 quả trứng gà
  • 200 gram bột chiên xù
  • Bánh pía cuộn chả giò
  • Hành tím, sốt mayonnaise, tương ớt, các loại gia vị để nêm nếm.
Cách làm món chả giò hải sản chiên xù ngon như nhà hàng:

Bước 1: Rửa sạch tôm và mực với nước muối loãng. Đun một nồi nước sôi, cho tôm và mực vào trần sơ qua. Vớt ra, để vào nước lạnh để nguội. Sau khi hai nguyên liệu nguội, mực thái hạt lựu, bóc vỏ tôm, bỏ phần chỉ đen trên lưng tôm, cũng thái hạt lựu nhỏ

Bước 2: Gọt vỏ táo, thái thành hạt lựu, ngâm vào nước muối loãng khoảng 5 phút cho táo không bị đen. Trong lúc đó, gọt sạch vỏ cà rốt, thái hạt lựu, trụng sơ qua nước sôi.

Bước 3: Bóc vỏ hành tím, rửa sạch cặn đất, thái nhuyễn. Phi thơm với dầu trên chảo, sau đó cho cà rốt vào xào tới khi chín thì thêm mực, tôm vào, đảo đều, nêm nếm với 1 chút hạt nêm cho vừa vị. Tắt bếp.

Bước 4: Trộn vào hỗn hợp hải sản 2 muỗng canh sốt mayonnaise và 3 miếng con bò cười, dùng thìa để quết đều.

Bước 5: Cho trứng gà vào một tô nhỏ, quậy cho tan đều. Bột chiên xù để riêng trong một tô khác.

Bước 6:Trải bánh pía ra mặt phẳng, cho nhân hải sản vào, cuộn chặt tay. Sau đó nhúng chả giò vào trứng gà rồi lăn qua bột chiên xù. Làm lần lượt cho các cuộn chả còn lại.

Bước 7: Đun sôi dầu ăn trên chảo không dính, cho từng miếng chả giò vào, chiên vàng đều các mặt thì gắp ra. Không nên để quá lâu làm cháy mặt chả giò vì nhân đã được làm chín từ trước nên bạn hoàn toàn yên tâm.
Xếp chả giò ra đĩa và trang trí thêm với các loại rau xà lách, hoa ớt cho đẹp mắt. Trộn tương ớt với sốt mayonnaise để chấm chả giò hải sản chiên xù. Chúc bạn làm thành công!

Được đăng bởi : Đầu Bếp Á Âu https://daubepaau.puzl.com/_news/Cha-gio-chien-hai-san/51930

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Điểm Danh 7 Món Ăn Ngon Thụy Sĩ

Nổi tiếng đất nước của những viên kẹo chocolate ngọt ngào, lẩu phô mai, rosti… đều là những món ăn bạn nhất định phải thử khi ghé thăm Thụy Sĩ.

Giao thoa giữa nhiều nền văn hóa ẩm thực Pháp, Ý và Đức, nhưng các món ăn đặc trưng của Thụy Sĩ vẫn mang những nét đặc trưng riêng. Khám phá ẩm thực Thụy Sĩ bằng 7 món ăn sau đây để hiểu thêm về từng vùng của đất nước xinh đẹp và thơ mộng này cùng Đầu Bếp Á Âu nhé.




1. Bircherműesli – Ngũ cốc trộn hoa quả

Được phát minh vào khoảng năm 1900 bởi tiến sĩ Maximilian Bircher-enner. Lúc này người ta tin rằng với chế độ ăn uống với các loại trái cây, ngũ cốc và rau trái sẽ tốt cho cơ thể hơn việc ăn thịt hằng ngày, nhất là vào buổi sáng. Ông đã tạo ra Bircherműesli, một sự kết hợp tuyệt vời của yến mạch cán dẹt, trái cây, các loại hạt, nước cốt chanh và sữa đặc cho các bệnh nhân trong viên điều dưỡng Zurich của mình. Cho tới ngày nay thì món ăn đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người tiêu dùng trên thế giới, không chỉ vào bữa sáng mà còn cả bữa tối.

2. Cheese fondue – Lẩu phô mai

Lẩu phô mai là món ăn lý tưởng để cùng bạn bè thưởng thức. Chúng được làm từ phô mát đun chảy với cách thành phần khác, như tỏi, rượu vang trắng, chút bột bắp hoặc tinh bột ngô Kirsch. Món ăn này sẽ được phục vụ tại bàn trong một nồi gốm đặc biệt có tên là Caquelon, đun trên bếp nhỏ đễ giữ không cho phô mai bị vón cục. Bạn chỉ cần dùng một chiếc đĩa dài để xiên vào khối bánh mì nhỏ đã được cắt sẵn, sau đó nhúng vào nồi phô mai trên bếp và thưởng thức.

3. Raclette – Phô mai chảy

Raclette là tên của một loại Thụy Sĩ, được làm từ sữa bò rất phổ biến. Món ăn này được nấu chảy bằng chiếc máy chuyên dụng và phủ lên trên một đĩa hỗn hợp gồm khoai tây bi nướng chín. các loại rau củ, charcuterie, dưa chuột bao tử muối và hành muối.

4. Saffron risotto – Cơm Italy nấu nghệ

Saffron risotto là món ăn được nấu chín từ từ bằng gạo Italy cùng hành tây, nghệ tây, rượu vang và pho mát. Nghệ tây ở đây là loại được trồng từ Valais, thành phần thiết yếu của các món ăn truyền thống ở vùng Ticino. Món ăn này rất đơn giản bạn có thể tự chế biến ở nhà.

5. Zurchergeschnetzeltes – Thịt bê nấu kiểu Zurich

Món ăn này cũng có cách chế biến cũng rất đơn giản. Thịt bê, gan bê được nấu với nấm, rượu vang, kem và hành tây, khi ăn sẽ kèm với rosti, mì hoặc cơm. Thỉnh thoải bạn có thể đổi vị thịt bê bằng thịt gà hoặc thịt heo nếu muốn.

6. Zopf – Bánh mì tết

Thụy Sĩ là thiên đường của những loại bánh mì khác nhau, nhưng phổ biến và ngon nhất vẫn là ổ bánh mì trắng và mềm có tên gọi là Zopf. Hình dạng bên ngoài của ổ bánh mì là những lớp vỏ bánh vàng óng, tết vào nhau, giống như bánh mì của người Do Thái – Challah.

Bột được làm từ bột mì trắng, sữa, trứng, men và bơ, sau đó tết lại và phết lòng đỏ trứng lên bên trên trước khi nướng. Người dân Thụy Sĩ thường dùng món ăn này vào các buổi sáng chủ nhật.

7. Berner platte – Đĩa thịt hỗn hợp

Món ăn này là món ăn phổ biến và được nhiều người Thụy Sĩ yêu thích. Đây là một đĩa ăn hỗn hợp bao gồm các loại thịt và xúc xích, gồm có thịt bò, thịt nguội, thịt nguội xông khói, thịt lưỡi lợn… Ngoài ra trên đĩa còn bày thêm bắp cải muối cùng khoai tây và các loại hạt đậu khô. Điểm đặc biệt nữa là sự đa dạng và chất lượng của các loại thịt có thể thay đổi tùy vào sở thích của mỗi người.

Được đăng bởi : Đầu Bếp Á Âu https://daubepaau.puzl.com/_news/Mon-ngon-tu-dat-nuoc-Thuy-Si/53130

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Các Món Ăn Trung Hoa Dể Làm Bạn Nên Thử ?


Những món ăn Trung Quốc dễ làm sau đây sẵn sàng giúp bạn chuẩn bị một bữa ăn ngon và lạ miệng cho cả gia đình vào những ngày cuối tuần thảnh thơi.

Ẩm thực Trung Quốc từ lâu đã được truyền bá vào Việt Nam và được nhiều người Việt tiếp nhận không chỉ vì thơm ngon, bổ dưỡng mà còn rất độc đáo. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các món ăn truyền thống Trung Quốc đơn giản, dễ làm mà lại rất quen thuộc với người Việt chúng ta.

1. Thịt xá xíu đậm đà ngon cơm

Thịt xá xíu tự làm ở nhà vừa thơm ngon vừa yên tâm sạch sẽ. Nếu muốn màu đỏ đẹp hơn thì có thể dùng thêm một lượng vừa đủ màu điều. Với lò nướng đến phút cuối thì miếng thịt hơi xém chút xíu sẽ thấy ngon hơn rất nhiều.

Nguyên liệu

- Thịt lợn: 1 kg (nạc vai hoặc nạc mông)

- Tỏi : 3 củ (bóc vỏ, băm nhỏ)

- Mật ong : 3 thìa

- Đường mật : 3 thìa

- Xì dầu : 3 thìa

- Dầu hào : 1 thìa

- Rượu ngũ vị hương: 2 thìa (Ngâm ¼ lít rượu trắng với 20gr bột ngũ vị hương loại đã pha trộn và đóng gói sẵn. Ngâm qua 1 giờ là dùng được)

- Dầu ăn

Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế

Thịt lơn sau khi mua về bạn cắt thịt thành các miếng to và mỏng. Chú ý là không cắt miếng quá dày vì thịt sẽ khó chín, không cắt quá nhỏ thịt sẽ dễ cháy.

Bước 2: Ướp thịt

- Cho 2 thìa tỏi băm, rượu ngũ vị hương, mật ong, xì dầu, dầu hào, đường mật, 1 thìa nước màu kho, dầu ăn, hạt tiêu, thìa gia vị, thìa dầu vừng và 1 thìa ngũ vị hương.

- Trộn đều gia vị và thịt để cho ngấm trong vòng 2 giờ.

Bước 3: Nướng thịt

Để làm chín thịt bạn có thể sử dụng lò nướng điện, nướng bằng bếp ga hoặc nướng bằng than. Nếu dùng lò nướng bạn vặn trước 250 độ C.

Bước 4: Bây giờ bạn trải thịt vịt lên khay rồi cho vào lò. Chỗ nước thịt còn lại trong chén bạn giữ lại để dùng cho lần ướp 2.

Bước 5: Sau khi nướng 10 phút thì bạn đem thịt ra, tẩm phần nước gia vị còn lại vào thịt một lần nữa và tiếp tục nướng trong 30 – 40 phút/ 1kg thịt. Sau khi nướng xong thịt có màu đỏ nâu sậm là đạt yêu cầu nhé.

Bước 6: Thịt nướng xong để nguội rồi ăn thì ngon hơn rất nhiều. Sau nửa ngày bạn bảo quản thịt trong tủ lạnh để thịt không hỏng nha.

Ngoài ra, bạn có thể tùy ý dùng xá xíu cắt sợi, cắt lát để ăn kèm các loại mì nước, salad, bánh mì với dưa góp hoặc thái lát ăn với cơm nóng hoặc với mì xào thì cũng ngon lắm. Khi ăn mình ăn kèm với rau xà lách và các loại rau thơm để mùi vị thêm hấp dẫn nhé.

2. Hoành thánh ăn hoài không chán

Người Trung Hoa có những món ăn được gọi với tên “Sim-sum” với nhân bánh đậm đà ngon miệng, trong đó phải kể tới món hoành thánh hay còn gọi là sủi cảo. Cách làm hoành thánh tuyệt hảo như người Trung Hoa sau đây để bạn cảm nhận được hương vị đặc biệt, ăn hoài mà không chán.


Hoành thánh, món ăn truyền thống của người Hoa.

Nguyên liệu


- 300gr vỏ hoành thánh

- 500gr thịt lợn xay

- 600gr xương heo

- 1 củ cà rốt

- 150gr tôm
- 1 củ cải trắng

- 1 củ hành tây

- Tỏi, hành tím

- Gia vị

Cách làm hoành thánh (sủi cảo)


Bước 1: Sơ chế

- Rửa sạch xương heo rồi cho vào nồi nước sôi, trụng sơ để loại bỏ hết các chất bẩn bám trên xương. Sau đó vớt ra xả nước lạnh.

- Lột vỏ tỏi, hành tím rồi đem băm nhỏ.

- Rửa sạch hành lá, cắt nhỏ.

- Lột vỏ hành tây, cắt làm 4 khúc.

- Cho thịt xay vào bát lớn, thêm hạt nêm, đường, tiêu, hành băm, tỏi băm, cà rốt bào nhỏ và hành lá cắt nhỏ, trộn đều để trong 30 phút làm nhân.

Bước 2: Làm sủi cảo

- Bắc nồi nước trên bếp, thả xương heo, củ cải trắng và hành tây vào nấu nước dùng. Nấu cho tới khi nước sôi mạnh lên thì vớt bọt, nêm gia vị cho vừa miệng rồi hầm khoảng 1 giờ để nước dùng thật ngọt.

- Trải miếng vỏ bánh lên lòng bàn tay, múc từng muống nhân đã trộn sẵn, cho vào giữa miếng vỏ hoành thánh rồi gói kín lại, để luộc hoành thánh không vị vô nước.

- Bắc nồi nước lên bếp nấu sôi rồi cho hoành thánh đã gói xong vào luộc, luộc cho tới khi hoành thánh chuyển sang trong thì vớt ra để ráo nước.

- Khi nào ăn thì mới cho hoành thánh vào tô, chan phần nước dùng rồi rắc hành lá cắt nhỏ vào là có thể thưởng thức.

Hoành thánh ăn cùng với thịt xá xíu được làm ở phần 1 sẽ tăng thêm gấp đôi phần ngon miệng.
Chúc các bạn ngon miệng với 2 món ăn ngon và dễ làm này nhé!

Được đăng bởi : Đầu Bếp Á Âu https://daubepaau.puzl.com/_news/Cac-mon-an-trung-hoa-de-lam/53781

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Cách Làm Phở Chiên Phồng

Bạn đã bao giờ thưởng thức qua món phở chiên phòng Ngũ Xã nổi tiếng chưa? Nếu dã từng thưởng thức qua món ăn này, chắc chắn bạn sẽ không thể quên được hương vị đậm đà với phần phở cuốn chiên phòng giòn ngon lạ miệng đâu phải không nào. Vậy thì đừng bỏ qua công thức làm phở chiên phồng Ngũ Xã mà chúng tôi sắp giới thiệu trong bài viết sau đây nhé!

Ngũ Xã – một làng nhỏ ở Hà Nội nổi tiếng với nghề đúc đồng, làm đồ thủ công mỹ nghệ. Nhưng chắc hẳn, khi thực khách ghé đến đây sẽ không khỏi ấn tượng trước hương vị của món ăn độc đáo mà không kém phần hấp dẫn nơi đây – phở chiên phồng Ngũ Xã. Vị nước xốt đậm đà hòa quyện cùng bánh phở rán vàng giòn khiến món ăn trở nên hấp dẫn khó cưỡng. Hãy thử đổi vị bữa cơm gia đình mình bằng món phở rán thơm ngon này. Không chỉ thơm ngon thôi đâu, món ăn này còn rất dễ làm và không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị nữa. Vì vậy đừng ngần ngại mà không nhanh tay vào bếp trổ tài làm món mới lạ đến cả nhà thôi nào.



Bánh phở chiên phồng là món ăn đặc sắc của làng Ngũ Xã (ảnh Internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm phở chiên phồng Ngũ Xã:
  • Bánh phở nguyên miếng 1kg
  • Thịt thăn bò 500gr
  • Cà rốt 40gr
  • Hành tây 200gr
  • Cải mầm 1 bó
  • Gia vị nêm nếm: muối, tiêu, đường, bột ngọt, hạt nêm, tỏi, dầu ăn, cần tây.
Cách làm phở rán giòn ngon tại nhà:

Bước 1: Bánh phở bạn cắt thành các miếng dày khoảng 1cm theo hình vuông nhỏ với đường kính từ 2 – 3cm. Thịt bò rửa sạch, cắt mỏng rồi ướp cùng chút nước tương, tỏi băm và đường trong khoảng 15 phút để gia vị thấm vào thịt.

Bước 2: Sau đó, bạn bắc chảo dầu lên bếp vào nấu sôi. Khi dầu nóng, bạn cho tỏi đập dập vào xào xơ đến khi có hương thơm dậy mùi thì bạn nhanh tay cho thịt bò vào xào chín. Nhớ đừng xào quá lâu nhé, thịt bò sẽ bị dai đấy.

Bước 3: Bạn lấy thịt bò ra và tiếp tục sử dụng phần chảo đã xào thịt bò để chế biến cà rốt, cải mầm. Sau khi hai nguyên liệu này đã được xào chín mềm, bạn cho thịt bò vào đảo đều lần nữa và tắt bếp.



Không chỉ đơn giản, cách làm bánh phở rán còn rất đa dạng, có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau (Ảnh internet)

Bước 4: Tiếp đó, bạn bắc chảo dầu lên bếp và khi dầu sôi thì lần lượt cho các bánh phở đã cắt vào chiên vàng giòn. Để món ăn không bị béo dầu, khi chiên xong bạn nhớ để ráo dầu hoặc thấm qua một lớp giấy.

Bước 5: Cuối cùng, bạn cho bánh phở đã chiên giòn ra dĩa là thêm phần hỗn hợp rau thịt đã chuẩn bị lên phía trên là có thể thưởng thức rồi đấy. Rắc thêm một chút hành lá, cần tây để món ăn trở nên hấp dẫn hơn nữa.

Mách nhỏ bạn: Nếu không thích ăn bánh phở chiên phồng với thịt bò, bạn có thể thay bằng trứng chiên để làm thành món bánh phở chiên trứng ngon hấp dẫn không kém.

Với các bạn thích có khẩu vị đậm, hãy chuẩn bị thêm một chén nước tương ăn kèm để cảm nhận được hương vị trọn vẹn hơn nhé! Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có dịp khoe tài với cả nhà mình. Chúc các bạn thành công với món bánh phở chiên phồng hấp dẫn đến từ làng Ngũ Xã này nhé!

Được đăng bởi : Đầu Bếp Á Âu https://daubepaau.puzl.com/_news/Cach-lam-pho-chien-phong/109314

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Yếu Tố Cần Có Để Làm Đầu Bếp Giỏi


Với nguồn nhân lực còn thiếu trầm trọng và có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai, Nghề Bếp đang là nghề đang có sức hút lớn với nhiều bạn trẻ và người yêu nấu nướng. Bạn có đam mê và mong muốn theo đuổi nghề bếp, vậy bạn cần có những yếu tố nào để có thể trở thành một đầu bếp giỏi?



1/ Sáng tạo

Một đầu bếp tuyệt vời phải rất sáng tạo và luôn luôn sẵn sàng để thử cái mới. Sáng tạo sẽ giúp truyền cảm hứng cho việc tạo ra những món ngon và đem tới nhiều kinh nghiệm về thưởng thức ẩm thực cho người đầu bếp.

2/ Đam mê

Có niềm đam mê lớn dành cho thực phẩm và nấu ăn. Các đầu bếp rất thích tận hưởng quá trình lựa chọn các loại thực phẩm, chuẩn bị bữa ăn và tạo ra các menu đem tới những món ăn ngon, đẹp mắt. Họ không bao giờ ngại khổ, luôn kiên trì và học hỏi không ngừng.

3/ Ý tưởng kinh doanh

Nếu bạn là một đầu bếp thì ngoài việc làm được một món ăn ngon, hấp dẫn thì bạn còn phải biết cách kinh doanh và điều hành căn bếp của mình, để sản phẩm bạn tạo ra có chất lượng với chi phí hiệu quả nhất.

4/ Luôn chú ý đến chi tiết

Người đầu bếp phải luôn chú trọng tới từng chi tiết từ sơ chế tới trang trí món ăn
Nhiều đầu bếp giỏi được đánh giá là người quá chú trọng tới những chi tiết. Họ luôn đòi hỏi sự hoàn hảo trong món ăn tới từng chi tiết nhỏ nhất, điều này giúp họ không ngừng học hỏi để tiến bộ hơn từng ngày.

5/ Biết làm việc theo đội

Một đầu bếp tuyệt vời hiểu rằng anh ta hay cô ta là một phần của một nhóm khi chuẩn bị những bữa ăn và tất cả mọi người phải làm việc hài hòa để đảm bảo nấu được kịp thời các món ăn chất lượng. Đầu bếp cũng phải làm việc tốt với các nhân viên phục vụ và quản lý để công việc luôn trôi chảy. Đầu bếp thành công không bao giờ là người cô độc.

6/ Luôn rèn luyện

Việc chuẩn bị món ăn luôn đòi hỏi kỹ thuật và nó phải được mài dũa sau nhiều năm thực hành. Một đầu bếp giỏi không bao giờ ngừng hoàn thiện kỹ thuật của mình. Nếu bạn dừng lại, bạn sẽ thua người khác.

Thường xuyên tham các cuộc thi nấu ăn chuyên nghiệp để nâng cao tay nghề.

7/ Có thể đảm nhiệm nhiều vị trí

Việc xử lý nhiều công việc cùng một lúc là điều hay gặp phải trong căn bếp. Một đầu bếp có thể vừa làm phụ bếp, trợ lý bếp và cả bếp trưởng, đôi khi kiêm luôn nhân viên vệ sinh, và anh ta hoặc cô ta phải có khả năng để đảm bảo mọi thứ được hoàn thành đúng thời điểm.

8/ Cam kết chất lượng

Đầu bếp giỏi luôn cam kết các bữa ăn mình nấu đạt được chất lượng cao nhất. Họ tìm kiếm những nguyên liệu tốt nhất và sử dụng các kỹ thuật tốt nhất để cung cấp những món ăn ngon nhất có thể.

9/ Quyết định nhanh


Suy nghĩ một cách nhanh chóng và có thể đưa ra quyết định tốt khi có bất cứ vấn đề gì phát sinh. Do tính chất bất ngờ của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm này, việc giải quyết vấn đề phải được thực hiện một cách nhanh chóng để giữ khách hàng hài lòng và hoạt động kinh doanh được diễn ra trôi chảy.

10/ Xử lý các chỉ trích của khách hàng

Một đầu bếp tuyệt vời có thể xử lý những lời chỉ trích từ phía khách hàng. Không phải ai cũng luôn luôn thích những gì một đầu bếp nấu chính vì thế bạn phải luôn chuẩn bị tư tưởng để đối mặt, nhìn nhận sự việc khách quan.